Bệnh thoát vị đĩa đệm khiến bạn đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc. Bạn đang đau đầu tìm ra giải pháp xoa dịu cơn đau cho chính mình? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm

Định nghĩa

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ và ở giữa là chất nhầy. Đĩa đệm có tác dụng giúp cơ thể vận động linh hoạt hơn cũng như giảm chấn động, xóc khi vận động và chịu lực hơn.

Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí bình thường và xuyên qua dây chằng làm cho các rễ thần kinh bị chèn ép gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc đĩa đệm bị nứt, rách và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống.

Bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính thường gặp:

  • Làm việc, vận động quá sức hoặc sai tư thế dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
  • Tuổi tác là nguyên nhân mà đa số bệnh nhân gặp phải. Quá trình lão hóa diễn ra làm đĩa đệm và cột sống dễ dàng bị tổn thương do mất nước, thoái hóa xơ cứng
  • Các chấn thương ở vùng lưng gây ra
  • Các bệnh lý bẩm sinh như gù, vẹo, thoái hóa cột sống
  • Yếu tố di truyền

Ngoài ra với một số đối tượng có cân nặng cơ thể càng lớn hoặc thường xuyên lao động chân tay, mang vác nặng sai tư thế đều có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng

Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm có những triệu chứng sau:

  • Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng sau đó lan ra cả vùng vai gáy và chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc đau dữ dội nặng hơn khi vận động, đi lại và giảm đi khi nghỉ một chỗ.
  • Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,…
  • Yếu cơ, bại liệt: các triệu chứng này xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, sau một thời gian dài mới phát hiện. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động dẫn tới teo hai chân, cơ, liệt các chi và phải ngồi xe lăn.

Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp ngoại lệ, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhưng không có triệu chứng gì.

4 động tác mỗi ngày giúp bạn giảm cơn đau nhức hiệu quả

Plank

Khi thực hiện động tác này, toàn bộ cơ thể của bạn, đặc biệt là sống lưng sẽ được đưa về tư thế thẳng như hoạt động nắn chỉnh xương cốt về vị trí ban đầu, giúp cho cột sống và hông duy trì được tư thế đúng, căng giãn, làm giảm đau lưng dưới để hạn chế chứng bệnh do hoạt động sai tư thế.

Thực hiện động tác Plank với những thao tác đơn giản, bạn chỉ cần nằm sấp, chống hai khuỷu tay vuông góc với mặt sàn, sau đó duỗi thẳng chân rồi từ từ nâng người lên song song với sàn tập và cảm nhận sự căng duỗi của toàn bộ cơ thể.

Plank mỗi ngày tạm biệt những cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm

Động tác cân bằng phía trước

Để chân phải tạo thành vuông góc phía trước, đầu gối chân trái hạ thấp xuống thảm rồi từ từ nâng thân lên đồng thời hai tay giơ lên cao song song. Sau đó phần hông hơi đẩy về phía trước và giữ đến khi thấy căng hông thì dừng lại vài giây. Tiếp tục thực hiện các động tác tương tự và đổi phải thành trái vài lần trên ngày bạn sẽ thấy hiệu quả từng ngày. Bài tập này rất hữu ích với  những người bị thoát vị đĩa đệm, giúp làm giảm căng thẳng, căng cơ, giảm đau vùng đĩa đệm.

Động tác cân bằng phía trước giúp căng giãn cơ, giảm cơn đau thoát vị đĩa đệm

Tư thế chim bồ câu

Co chân phải về phía trước như lúc ngồi khoanh chân, chân trái duỗi thẳng ra phía sau, hai bàn tay khoanh về trước rồi từ từ cúi mình về phía trước sao cho thân áp sát chân phải. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây bạn sẽ cảm nhận phần mông và đùi căng lên. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần cũng sẽ giảm thiểu được cơn đau của thoát vị đĩa đệm vì nó giúp giảm đau lưng và thắt lưng dưới, cải thiện độ dẻo dai của lưng.

Động tác cân bằng phía trước giúp căng giãn cơ, giảm cơn đau thoát vị đĩa đệm

Kết hợp cùng bóng hơi

Quay lưng lại với bóng rồi từ từ ngả lưng nằm lên, sau đó dùng thân mình đẩy người và bóng về phía sau. Khi thực hiện động tác này phần sống lưng và hông của bạn sẽ được giãn theo quả bóng tạo cảm giác dễ chịu. Chỉ với lần tập đầu tiên bạn đã có thể cảm nhận được cơn đau thoát vị đĩa đệm được giảm đi phần nào.

Kết hợp cùng bóng tạo nên nhiều tư thế giúp giảm cơn đau đột ngột

Mỗi ngày bạn chỉ cần dành chút thời gian luyện tập 4 động tác này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Cùng ghế massage KAZUKO đánh tan căn bệnh thoát vị đĩa đệm

Ngoài ra, nếu cơ thể mệt mỏi không có sức để luyện tập thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Chính chiếc Ghế Massage KAZUKO sẽ là vị cứu tinh của bạn. Ghế massage thực hiện những động tác massage chuyên sâu tại phần lưng, bởi hệ thống đầu massage thông minh và hệ thống túi khí để xoa bóp, mát xa nhẹ nhàng, liên tục làm dịu bớt những cơn đau do bệnh hành hạ. Hơn nữa, với các dòng ghế mát xa mới nhất 4D còn được trang bị thêm chức năng tự động dò tìm huyệt đạo ở vùng thắt lưng một cách chuẩn xác, để quá trình xoa bóp, bấm huyệt diễn ra chuẩn hơn giúp điều trị bệnh nhanh chóng. Hãy để KAZUKO đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như những người thân yêu.